CHÍNH SÁCH VISA CẦN PHẢI ĐỒNG BỘ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

Theo nội dung họp báo thường kỳ tháng 4 năm 2018 của Chính phủ thì chính sách miễn thị thực (visa) phải thực hiện cùng với chính sách phát triển kinh tế xã hội. Vì sao lại như vậy? Nếu chính sách visa được triển khai nhằm thu hút khách du lịch Việt Nam thì chưa toàn diện, thậm chí phải tiếp tục thực hiện các chính sách liên quan khác khi có tình huống phát sinh xảy ra.

CHÍNH SÁCH VISA CẦN PHẢI ĐỒNG BỘ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Đầu tháng 5 năm 2018, Chính phủ đã quyết định miễn thị thực (visa) cho công dân 5 nước Tây Âu trong thời hạn 3 năm bắt đầu từ ngày 01/7/2018. Theo nhận định của Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp, các công ty lữ thành thì chính sách này đã trở thành “cú hích” cho ngành du lịch Việt Nam. Chắc chắn trong tương lai ngành du lịch Việt Nam sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt chỉ tiêu đến năm 2020 sẽ thu hút từ 17 triệu đến 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Chính sách này thể hiện một bước đột phá trong chính sách và đường lối đối ngoại của đất nước ta, khẳng định được tầm nhìn của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới để đưa du lịch Việt Nam lên một vị trí mới so với du lịch trong khu vực.

Dù chính sách về visa được xem là tiêu chí đánh giá xếp loại sự cạnh tranh trong hoạt động du lịch nhưng theo ông Nguyễn Thanh Hồng – Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội thì Việt Nam cần thực hiện chính sách visa bên cạnh các giải pháp tổng thể khác. Bởi chính sách visa có liên quan đến các lĩnh vực khác, đặc biệt nhất là mối quan hệ về ngoại giao, đảm bảo an ninh quốc gia giữa các nước. Có 3 điều kiện để xác lập nguyên tắc visa: Thứ nhất là đối với các quốc gia đơn phương miễn thị thực thì phải có quan hệ ngoại giao; thứ hai là căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế đất nước trong từng giai đoạn; thứ ba là bảo đảm yếu tố quốc phòng an ninh. Vì vậy các bộ ngành và các lĩnh vực như: y tế, hàng không, công an, biên phòng, hải quan… cần phải thống nhất với nhau về chính sách visa (chính sách xuất cảnh, nhập cảnh…). Đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để ngày càng thu hút lượng khách du lịch đến cũng như quay trở lại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng phải tiếp tục thực hiện các chính sách thúc đẩy các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phù hợp với từng thị trường du lịch tại Việt Nam. Đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp có thái độ thân thiện, sẵn sàng chào đón du khách quốc tế. Xem gia hạn visa Mỹ.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Mai Tiến Dũng cũng cho biết Quốc hội đã cho phép Chính phủ thí điểm cấp visa điện tử. Đây là một biện pháp trong cải cách về chính sách visa của Việt Nam. Vì vậy, du khách quốc tế không phải đến trực tiếp các cơ quan ở nước ngoài, ở cửa khẩu mà cò thể đăng ký cấp visa ở bất cứ nơi nào. Còn việc mở rộng thêm danh sách các nước được miễn thị thực thì Chính phủ sẽ có thông tin cụ thể sau khi đánh giá việc thí điểm trong hoạt động thực tiễn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top