Đề nghị kéo dài thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài

Vừa qua Ủy ban Quốc phòng – An ninh đã nhất trí và đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thí điểm cấp thị thực điện tử (e-visa) cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thêm 2 năm kể từ 1/2/2019. Nội dung thực hiện thí điểm vẫn theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc Hội. Đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương chuẩn bị Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để có thể báo cáo Quốc hội xem xét.

Đề nghị kéo dài thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài

Visa điện tử là thị thực do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài đang ở nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam. Visa diện tử được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị nhập cảnh một lần với thời hạn không quá 30 ngày. Tính từ ngày 1/2/2017 đến ngày 15/10/2018 đã có công dân của 46 nước được cấp visa điện tử nhập cảnh Việt Nam.

Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam có thể đến 28 cửa khẩu quốc tế, gồm 8 cửa khẩu đường hàng không (Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Cát Bi, Cần Thơ, Phú Quốc, Phú Bài), 13 cửa khẩu đường bộ ( cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Nậm Căn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, Bờ Y, Mộc Bài, Tịnh Biên, Sông Tiền, Xa Mát, Hà Tiên), hoặc 7 cửa khẩu đường biển ( cảng Hòn Gai, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu, TPHCM) để được tiếp nhận nhập cảnh Việt Nam bằng visa điện tử.

Theo nghị quyết số 30/2016/QH14 thì người nước ngoài được thí điểm cấp visa điện tử là công dân của nước có đủ các điều kiện theo quy định. Đặc biệt, sau khi họ được nhập cảnh nếu muốn cấp thị thực mới sẽ được xem xét, giải quyết theo các quy định liên quan. Người đề nghị cấp visa điện tử phải nộp phí cấp e-visa qua tài khỏa ngân hàng. Phí này không được hoàn trả trong trường hợp không được cấp e-visa.

Việc cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là chính sách mới, thể hiện quyết tâm cải cách thủ tục hành chính triệt để của Chính phủ, đồng thời nó cũng phù hợp với chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Sau gần 2 năm tổ chức thực hiện, việc thí điểm đã góp phần tiếp tục thu hút người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Vì vậy mà Chính phủ đã đề nghị cần tiếp tục thực hiện thí điểm việc cấp visa điện tử để làm cơ sở đánh giá tòa diện chính sách này trên nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và đối ngoại.

Tham khảo: Internet

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top