Theo nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/01/2017, Việt Nam cần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Và trong thời gian qua chúng ta đã đổ rất nhiều nguồn lực, nhân lực để xây dựng môi trường du lịch thân thiện trong nước. Từ hệ thống cơ sở hạ tầng như: khách sạn, đường xá đến các sản phẩm du lịch… đều được quan tâm nâng cấp về cả chất lượng và hình thức. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét chính sách thị thực đối với khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.
Bởi so với các nước trong khu vực, chính sách về thị thực của chúng ta còn chưa được mở rộng. Cụ thể: Thái Lan miễn thị thực cho 57 nước, Indonesia miễn thị thực cho 168 nước, Philippines miễn thị thực cho 159 nước, trong khi đó Việt Nam chỉ miễn thị thực cho trên 20 quốc gia. Bên cạnh đó, trong thực tế theo tâm lý của khách du lịch thì nơi nào có chính sách thị thực đơn giản thì họ sẽ đến tham quan, du lịch, lưu trú và chi tiêu nhiều hơn. Như vậy rõ ràng, chính sách thị thực trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh giữa các quốc gia trong việc thu hút khách du lịch nước ngoài.
Đặc biệt theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2017 đạt 510.000 tỉ đồng, lớn hơn rất nhiều lần so với số thu từ phí visa hiện nay là 25USD. Vì vậy, để gỡ nút thắt trong ngành du lịch thì chúng ta cần chú ý đến chính sách thị thực (visa) thông thoáng, cụ thể là vấn đề phí visa và thủ tục visa sao cho thuận tiện đối với khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Tham khảo thêm Dịch vụ làm visa
Gần đây, theo nghiên cứu của Hội đồng tư vấn du lịch về tác động của việc miễn thị thực cho 5 nước: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia đã giúp ngành du lịch Việt Nam có thêm 10,1% tăng trưởng. Và sự tăng trưởng này của ngành du lịch đã có tác động lan tỏa sang các ngành kinh tế khác như: hàng không, xuất nhập khẩu và tạo thêm việc làm cho rất nhiều người lao động trong xã hội.
Tham khảo: Internet